Vải oxford là loại vải khá phổ biến trong những năm gần đây, thường dùng để may balo, túi xách thời trang,… Nhưng trên thị trường lại có rất nhiều loại vải oxford khác nhau, điều này gây ra không ít nhầm lẫn cho người mua và sử dụng.
Nội dung bài viết
Vải Oxford là gì?
Vải Oxford là loại vải được kết hợp theo đúng tỷ lệ giữa 2 thành phần chính là sợ bông và Polyester. Vải Oxford được giá là đạt tiêu chuẩn khi có sự cân bằng tỉ lệ pha trộn giữa các thành phần cũng như kỹ thuật dệt chuẩn xác và đúng quy cách.
Vải Oxford trên thị trường còn được gọi là vải kate ford. Đây là một trong những chất liệu phổ biến dùng để tạo nên các sản phẩm tốt và chất lượng. Chất liệu oxford sở hữu nhiều ưu điểm cho người dùng và có tính ứng dụng cao trong đời sống thường ngày.
Phân loại vải Oxford
Dựa vào yếu tố pha trộn tỷ lệ thành phần trong quá trình sản xuất và kỹ thuật dệt mà vải Oxford được chia thành nhiều loại với nhiều đặc điểm và tính chất khác nhau. Thông thường có 2 loại vải oxford chính đó là:
Vải oxford 65/35
Đây là một trong những loại vải rất phổ biến trên thị trường, có tỷ lệ vải là 65% polyester và 35% sợi cotton. Vải oxford 65/35 có độ thoáng mát tương tự như vải cotton và có thêm khả năng chống nước tốt. Loại vải Oxford này rất được ưa chuộng trong công nghiệp may mặc vì được thừa hưởng những ưu điểm của lớp vải thành phần.
Vải oxford 83/17
Vải oxford 83/17 có tỷ lệ thành phần là 83% polyester và 17% sợi cotton. Loại vải này không phổ biến bằng vải 65/35, độ bền đẹp cũng không cao và có sử dụng thêm nhiều chất phụ gia hơn.
Bên cạnh việc xét về tỷ lệ gồm 2 loại chính là 65/35 và 83/17 thì người ta còn xét lớp phủ để chia vải Oxford thành nhiều loại khác như: vải oxford phủ PU, PE, PA, PVC,… Lớp phủ của từng loại sẽ mang đến những đặc trưng riêng về chất liệu.
Ưu và nhược điểm của vải oxford
Như đã nói, vải Oxford hiện rất phổ biến và được nhiều người ưa chuộng. Vậy vải oxford có những ưu nhược điểm gì?
Ưu điểm
Độ bền màu cao
Vải oxford khá bền màu, đây là một ưu điểm lớn để bạn có thể yên tâm về tính thẩm mỹ của sản phẩm sau thời gian dài sử dụng.
Chất liệu dày dặn, đồ bền cao
Vải có thành phần cấu tạo từ các sợi khác nhau nên đặc điểm chung của vải Oxford là rất dày, chắc khỏe và độ bền cao. Hơn nữa, tuổi thọ sử dụng vải oxford không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tác động bên ngoài như thời tiết, mưa gió, bụi bẩn. Đồng thời, khả năng chịu lực của vải tốt, không dễ bị xé rách.
Nhanh khô và hút ẩm tốt
Chất liệu vải Oxford có thể chống thấm nước, nhanh khô và hấp thụ độ ẩm tốt nhờ tỷ lệ thành phần chiến số lượng lớn polyester. Dùng các sản phẩm từ chất liệu Oxford cũng sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian vệ sinh, giặt giũ và đặc biệt là tránh ẩm mốc. Vải được đánh giá là rất phù hợp với thời tiết nhiệt đới nóng ẩm tại Việt Nam.
Không bị co giãn
Một số loại vải có khả năng chống nước thường rất dễ bị co giãn sau một thời gian sử dụng. Nhưng với cải oxford thì chúng có thể khắc phục được nhược điểm này.
Mềm mại, không mùi, trọng lượng nhẹ
Vải oxford cực kỳ mềm mại, không có mùi dù là sản phẩm mới được làm từ chất liệu vải này. Vải cũng có trọng lượng siêu nhẹ, bạn có thể cảm nhận khi cầm trên tay một món đồ từ chất liệu oxford.
Nhược điểm
Bên cạnh ưu điểm thì vải oxford cũng sở hữu một vài nhược điểm được nhiều người quan tâm. Như việc tạo hiệu ứng nhà kính vì nó hoàn toàn được làm bằng các sợi nhân tạo. Quá trình sản xuất sợi nhân tạo thải ra môi trường rất nhiều chất, vải sau khi sử dụng cũng không thể tự phân hủy mà sẽ tồn tại ở môi trường trong nhiều năm.
Ngoài ra, vải oxford rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, nhất là sau khi làm sạch với nước.
Ứng dụng của vải oxford
Nhờ vào những ưu điểm của mình mà vải Oxford có tính ứng dụng phổ biến, tiêu biểu như sau:
Sản xuất balo, túi xách
Có trọng lượng nhẹ, chống nước tốt nên vải oxford thường được dùng để sản xuất túi xách thời trag, các loại balo như balo du lịch, balo học sinh sinh viên. Nó có thể giúp giảm bớt trọng lực ở vai và lưng cho người đeo, cùng khả năng chống nước giúp bạn yên tâm khi bảo quản đồ dùng bên trong.
Ứng dụng trong công nghệ may mặc
Vải Oxford cũng được sử dụng để may những trang phục như quần áo đi mưa, làm đồng phục hoặc đồ bảo hộ nhờ chống nước và hút ẩm tốt. Đặc biệt, đây còn là một loại vải may áo sơ mi nam đẹp.
Cách bảo quản và vệ sinh vải Oxford
Nếu đang sở hữu cho mình những sản phẩm từ vải oxford, bạn có thể tham khảo về cách thức vệ sinh và bảo quản vải được bền đẹp hơn.
Dùng nước xả làm mềm vải
Với một số loại vải thông thường, việc dùng nước xả làm mềm vải có thể làm mất đi cấu trúc sợi. Tuy nhiên, vải Oxford có sợi kết nói chặt chẽ và chắc chắn nên khi sử dụng nước xả sau mỗi lần giặt sẽ giúp cho chất liệu khô thoáng, mềm mại và dễ chịu hơn.
Không nên dùng bàn chải để chà
Là một trong những sai lầm nhiều người mắc phải khi vệ sinh và giặt giũ vải oxford. Sử dụng bàn chải chà sẽ ảnh hưởng đến độ bền của chất liệu. Cách tốt nhất là chỉ nên vò bằng tay và ngâm cùng nước xả vải.
Tránh phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời
Nhược điểm lớn nhất của vải oxford đó là nó khá nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Vì vậy nên chú ý sau khi giặt giũ bạn không nên phơi tại nơi có ánh nắng chiếu trực tiếp để đảm bảo độ bền theo thời gian.
Sự khác nhau giữa vải Oxford 600D, 420D và 210D
Chữ D ở đây là viết tắt của từ Denier, nghĩa là thước đo độ dày sợi. Trước chữ D có các con số càng lớn thì sợi sẽ càng dày.
Giá thành
Đầu tiên về giá thành, giá của vải Oxford 600D sẽ đắt hơn 420D và 210D, tương đương với việc số càng lớn thì giá càng đắt.
Ưu điểm
- Vải Oxford 600D: Khả năng chống nước tốt, rất bền, sờ vào rất mềm tay.
- Vải Oxford 420D: Có độ rủ tốt, chống thấm nước, khó phai màu và không bị biến dạng.
- Vải Oxford 210D: Có kết cấu nhẹ, khả năng chống thấm tốt và chống cháy.
Nguyên liệu
- Vải Oxford 600D: Sợi polyester DTY300D dùng cho sợi dọc và sợi ngang.
- Vải Oxford 420D: Sợi dọc làm bằng sợi nylon rỗng, sợi ngang làm từ sợi 160D.
- Vải Oxford 210D: Polyester FDY 150D/36F sử dụng cho sợi dọc và sợi nang.
Độ bền
Như đã nói, D là đại diện cho độ dày, chính vì thế mà trước D có số càng lớn thì đồ bền chắc của vải càng cao.
Hy vọng sau những chia sẻ hữu ích về vải Oxford là gì bạn sẽ hiểu hơn về loại vải này. Cùng với đó là ưu nhước điểm, tính ứng dụng, những cách bảo quản, vệ sinh đúng cách sẽ giúp bạn chọn được cho mình món đồ với chất liệu phù hợp.
Các bạn có thể tham khảo thêm :