Để hoàn thiện một sản phẩm nội y thì việc lựa chọn những nguyên, phụ liệu cần thiết để hỗ trợ trong quá trình may vá là điều vô cùng quan trọng. Trong bài viết này, Maya sẽ giúp bạn chuẩn bị đầy đủ nguyên phụ liệu cần thiết để tránh bị thiết xót trong quá trình may vá.
Nội dung bài viết
- 1 REN CHÂN 2 ĐẦU BẢN TO
- 2 REN BẢN NHỎ ( 2-10 CM )
- 3 CÁC LOẠI CHUN ÁO
- 4 CHUN CHIP VIỀN REN
- 5 CHUN RÃNH KẸP VIỀN
- 6 MÚT TAM GIÁC CHO ÁO BRALETTE
- 7 CÁC LOẠI MÓC ÁO 3 HÀNG TRUYỀN THỐNG
- 8 CÁC LOẠI MÓC TĂNG GIẢM, MÓC TRANG TRÍ VÀ CÀI SAU
- 9 VẢI THUN LẠNH ( SỢI NHÂN TẠO)
- 10 VẢI THUN LƯỚI
- 11 VẢI LƯỚI
- 12 VẢI THUN COTTON THÔNG THƯỜNG
- 13 MÚT KHỔ TO ( KHỔ 1.5M -1.7M)
- 14 VẢI LỤA
- 15 SET PHỤ LIỆU HOÀN CHỈNH
- 16 HOA THÊU
- 17 GIẤY VẼ RẬP
- 18 CÁC DỤNG CỤ CẦN THIẾT ĐỂ HỖ TRỢ TRONG QUÁ TRÌNH HỌC
REN CHÂN 2 ĐẦU BẢN TO
Các loại bản ren từ 10-30 cm với nhiều màu săc và họa tiết hoa văn khác nhau để làm vải chính cho áo bralette hoặc quần. Lưu ý khi mua ren chọn loại ren mềm mịn sẽ thân thiện với cơ thể hơn
REN BẢN NHỎ ( 2-10 CM )
Thường được dùng để trang trí trên cúp áo, làm chân ngực cho áo bralette hoặc phối viền quần chip. Ren thường có phần chân ren 2 đầu ( bản to) hoặc chân ren 1 đầu ( bản nhỏ).
CÁC LOẠI CHUN ÁO
Đa dạng với các bản chun từ 0.5-3cm thường được dùng làm chun vai áo (0.5-1,2 cm) và chun chân ngực (1,5-3cm)
CHUN CHIP VIỀN REN
Dùng để viền cạp, vòng đùi quần lót, đôi khi chun chip viền ren cũng dùng để viền kẹp các cạnh của áo bralette hay đè trong đường may.
CHUN RÃNH KẸP VIỀN
Các bản 1,2cm – 2cm, có loại chun 1 mặt bóng và chun trơn hoặc có loại 1 mặt viền ren. Dùng để viền kẹp mép quần chip hay cạnh áo ngực. Ngoài ra chun viền kẹo bản nhỏ còn được dùng để đè trong chân ngực giúp giấu đường may trong áo.
MÚT TAM GIÁC CHO ÁO BRALETTE
Mút tam giác có 2 size chính được bán phổ biến là size vừa ( dùng được cho XS, S,M) và size to ( dùng cho L,Xl,). Mút cũng có nhiều loại khác nhau tùy giá như loại đanh, dày hay loại mềm, mỏng. Mút tam giác các size cũng có thể mua ( phụ liệu xuất dư) được nhưng sẽ khó kiếm hơn loại phổ biến bên trên.
CÁC LOẠI MÓC ÁO 3 HÀNG TRUYỀN THỐNG
Móc 3 hàng gồm nhiều kích cỡ khác nhau như 1,5cm – 2,8cm -3,5cm -5cm-9cm……hoặc móc được bán độ dài theo mét, thường dùng trong những áo có phần lưng sau dài. Hai bản móc thông dụng là 2,8-3.5cm. Một bộ móc gồm 2 phần : phần 3 hàng móc chữ U và phần còn lại là 1 hàng móc ngược lại. Giúp người mặc có thể điều chỉnh độ rộng chật cho áo.
CÁC LOẠI MÓC TĂNG GIẢM, MÓC TRANG TRÍ VÀ CÀI SAU
Móc O+8 : dùng để luồn tăng giảm cho quai áo. Móc 9 : dùng để cài trước hoặc sau áo. Kích cỡ : có nhiều cỡ khác nhau theo từng loại như 0.5-2cm. Chất liệu : inox, sơn tĩnh diện các màu, nhựa…. Lưu ý lựa chọn bản móc phù hợp với dây vai áo.
BĂNG TAN BẢN 1 VÀ 2 CM
Thường được dùng kết hợp với vải thun lanh, vải su để làm quần lót không đường may.
VẢI THUN LẠNH ( SỢI NHÂN TẠO)
Băng tan độ co giãn và đàn hồi, mềm mỏng. Mặt vải thường hơi trơn, bóng. Sờ vào cảm giác mát lạnh. Thường được dùng để làm quần lót không đường may, pha phối kết hợp ren, lưới. Đôi khi cũng được sử dụng để phối cho áo.
VẢI THUN LƯỚI
Thun mềm dẻo, có độ co giãn đàn hồi nhiều. Thường được dùng để pha phối làm áo bralette hoặc quần lót. Có thể dùng làm lót trong của áo.
VẢI LƯỚI
Vải lưới mỏng, trong suốt và nhẹ. có độ co giãn vừa phải. Thường được dùng để pha phối trong nội y. Loại lưới trơn và nhiều loại có họa tiết hoa văn như : chấm bi, hoa lá…
VẢI THUN COTTON THÔNG THƯỜNG
Vải thun có độ đàn hồi, co giãn nhiều và % cotton cao. Thường được sử dụng làm quần lót hay áo bralette. Các loại cotton mỏng mịn hơn được dùng làm lót áo và lót đáy quần. Thun giấy : siêu mỏng và nhẹ. thường được sử dụng để làm lót áo bralette.
MÚT KHỔ TO ( KHỔ 1.5M -1.7M)
Mảnh mút to được bán theo mét, có khổ ngang và dọc giống như vải. Thường được dùng để tự làm mút cho áo ngực bằng cách cắt những mảnh cúp nhỏ ghép lại hay làm độn mút cho cúp ngực.
VẢI LỤA
Chất liệu mỏng mịn được dệt bằng sợi tơ tằm ( giá cao) Còn các loại pha nhiều sợi nhân tạo ( giá thấp hơn), bề mặt vải có độ bóng mịn. Thường được dùng để pha phối trên áo bralette hoặc quần.
SET PHỤ LIỆU HOÀN CHỈNH
Các chị em có thể mua phụ liệu ở nhiều chỗ khác nhau, ngoài ra các chị em có thể tham gia vào hội may vá nội y Maya DIY để chia sẻ kinh nghiệm về câu chuyện may vá nội y ( Hội đam mê may vá nội y )
HOA THÊU
Dùng để đắp, đình lên ngực áo bralette hay quần lót trang trí. Có thể mua hoa thêu có sẵn hoặc tỉa ren từ mảnh ren hoa to.
GIẤY VẼ RẬP
Dùng để thực hành vẽ rập áo và quần lót. Có các loại thông dụng như giấy xi măng hoặc sử dụng giấy trắng khổ to. Sau khi có bộ rập hoàn chỉnh nên sao lại ra bìa cứng các size để bảo quản tốt và sử dụng lâu dài. Giấy can lụa( hay còn là giấy lót thêu) thường được dùng để sao chép lại rập trong quá trình thực hành vẽ rập hay biến kiểu rập. Dùng để sao chép lại cách size tách rời nhau trong bộ rập nhảu size.
CÁC DỤNG CỤ CẦN THIẾT ĐỂ HỖ TRỢ TRONG QUÁ TRÌNH HỌC
Ngoài máy móc và phụ liệu may đồ, các bạn cần chuẩn bị thêm các dụng cụ sau để dễ dàng thực hành nhé
Các loại phấn
Phấn nến trắng ( bay màu khi là ). Phấn màu truyền thống ( giặt mới sạch)
Các loại bút
Bút dạ, bút chì, bút bi. Bút bay màu ( dùng thay phấn, bay màu ở nhiệt độ cao)
Con lăn sang dấu, dùng để sang dấu rập
Các loại kéo
Kéo cắt vải. Kéo cắt giấy, kéo cắt chỉ…
Các loại thước
Thước thẳng dẻo. Thước cong. Thước dây. Băng dính định vị ( hỗ trợ tạo hình nếu thiết kế trên canh).
Kim gim vải
Các chị em có thể tham khảo thêm :