Fast fashion ? Mọi thứ bỗng trở nên thật tốt đẹp, quần áo thời thượng bạn có thể mua được với giá tốt nhất, mặc một lần rồi có thể vứt bỏ. Bỗng nhiên, mọi người có thể mua được chiếc váy mà họ yêu thích với giá rẻ hơn gấp 5 lần. Vào năm 2013, cả thế giới biết được sự thật khi mà một nhà máy sản xuất quần áo, Rana Plaza tại Bangladesh sụp đổ, hơn 1000 người thiệt mạng. Đó chính là lúc mọi người suy nghĩ về fast fashion và thắc mắc rằng cái giá thật sự của những chiếc áo giá rẻ kia là gì.
Vậy chính xác thì fast fashion là gì?
Fast fashion có thể được xem là những món quần áo thời trang, trendy, với giá rất rẻ. Có thể được lấy ý tưởng từ những món đồ trên sàn diễn runway, hoặc những phong cách mà celeb hay diện. Sau đó được bày bán tại nhiều cửa hàng trên phố bởi những thương hiệu quen thuộc với tốc độ sản xuất rất nhanh.
Bằng cách nào mà fast fashion lại ra đời?
Để hiểu làm cách nào mà fast fashion lại ra đời, chúng ta phải quay về lịch sử một chút. Trước những năm 1800s, thời trang được sản xuất rất chậm. Bạn phải chọn lọc ra những loại nguyên liệu như da hoặc len, sau đó chuẩn bị bằng cách đan chúng và cuối cùng là mang làm quần áo. Sự kiện Cách Mạng Công Nghiệp đã giới thiệu những công nghệ mới, cụ thể hơn là cho ra đời máy may. Sản xuất quần áo trở nên rẻ hơn, dễ dàng hơn, và nhanh hơn rất nhiều. Những cửa hàng may đồ bắt đầu xuất hiện để phục vụ cho tầng lớp trung lưu.
Rất cửa hàng may thuê một nhóm người chuyên may về làm việc hoặc những người làm thuê tại nhà để may. Vào khoảng thời gian này, sweatshop xuất hiện, kèm theo đó là những vấn đề về an toàn lao động. Sweatshop được hiểu nôm na là “xưởng vắt mồ hôi” bởi vì đây là xí nghiệp bóc lột sức lao động của người dân rất tồi tệ. Sự kiện đầu tiên gây tiếng tăm xấu của một loạt sweatshop chính là vụ hoả hoạn tại một nhà máy có tên là Triangle Shirtwaist tại New York vào năm 1911. Vụ việc đã cướp đi sinh mạng của 146 người lao động, trong số đó có những phụ nữ trẻ tuổi và là dân nhập cư.
Vào những năm 1960s và 70s, những người trẻ tuổi thành lập ra những trend mới và quần áo trở thành một thứ để bày tỏ cảm xúc cá nhân. Vào cuối năm 1990s và 2000s. Thời trang rẻ tiền chạm đến đỉnh điểm, những cửa hàng thời trang fast fashion như H&M, Zara, và Topshop xuất hiện rất nhiều trên những nẻo đường. Những thương hiệu này sử dụng những thiết kế của những thương hiệu cao cấp khác và sản xuất chúng nhanh hơn và cho ra mắt trên thị trường với giá thành rẻ hơn rất nhiều.
Ảnh hưởng của fast fashion là gì?
Fast fashion mang lại sự ảnh hưởng rất lớn trên toàn cầu. Những ảnh hưởng tiêu cực của fast fashion bao gồm việc sử dụng thuốc nhuộm vải rẻ tiền và độc hại. Nền công nghiệp thời trang chính là nhân tố thứ hai gây ra ô nhiễm nguồn nước sạch trên thế giới, đứng sau nền nông nghiệp trồng trọt. Theo thống kê cho biết, 10% khí carbon được thải vào không khí đến từ nền công nghiệp thời trang. Những loại vải rẻ tiền cũng làm tăng sự ảnh hưởng của fast fashion. Polyester là một trong những loại vải phổ biến nhất, bởi vì giá thành rẻ, tính linh hoạt cao, và không dễ bị nhăn. Việc sử dụng polyester góp phần làm tăng sự nóng lên toàn cầu, khi giặt, sẽ cho ra những sợi microfiber làm tăng chỉ số chất nhựa (plastic) trong nước biển, gây hại đến những sinh vật biển và ảnh hưởng xấu đến nguồn thức ăn của chúng ta. Quần áo làm từ polyester sẽ tốn mất hơn 200 năm để phân huỷ. Với tốc độ quần áo được sản xuất nhanh chóng cũng đồng nghĩa với việc tốc độ quần áo không được mặc nữa và đem bỏ đi sẽ ngày càng tăng.
Đi kèm với những ảnh hưởng đến môi trường, fast fashion cũng gây ảnh hưởng đến con người, đặc biệt là những người dân lao động trong những sweatshop. Môi trường làm việc không an toàn, mức lương rất thấp, và không bảo đảm được quyền lợi cá nhân là điều mà những người dân lao động trong sweatshop phải hứng chịu. Trong chuỗi cung ứng đó, có những người nông dân phải tiếp xúc với những chất hoá học độc hại mỗi ngày bởi những chất thải từ nhà máy.
Cuối cùng, fast fashion cũng sẽ gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Nó khiến chúng ta cảm thấy rằng mình cần phải theo kịp những trend mới, gây ra cảm giác mong muốn quần áo mới liên tục. Vì vậy, hãy là người tiêu dùng thông minh.
Các bạn có thể tham khảo thêm :