1. Đường may can rẽ (plain seam)
Ký hiệu:
Đường may can rẽ là đường may cơ bản và thông dụng nhất có thể sử dụng để ghép hai mảnh vải lại với nhau.
a. Quy trình thực hiện:
– Úp hai mặt phải vải vào nhau. Hai mép vải phải trùng nhau.

– May đường song song cách mép vải 1cm

– Mở đôi mảnh vải, cạo rẽ đường can để hai mép vải nằm về hai phía

b. Yêu cầu kỹ thuật:
– Mặt phải: Đường can thẳng, mặt vải phẳng.
– Mặt trái: Hai mép vải cách đều đường can và êm.
c. Ứng dụng:
– Đường can rẽ dùng để may sườn tay, sườn thân, đường giàng quần, dọc quần, …
2. Đường may can lộn
– Ký hiệu:
– Can lộn là cách may nối vải bằng hai đường may, thường áp dụng để may khi mép vải không được vắt sổ.
a. Quy trình thực hiện:
– Úp hai mặt vải vào nhau. Hai mép vải phải trùng nhau.

– May đường may song song cách mép vải 1cm

– Dùng kéo cắt hết hết sơ vải (nếu có), lộn vải sang mặt trái, cạo sát đường may

– May đường may thứ hai cách mép gấp 0,5 – 0,7cm để mép vải gọn vào trong

b. Yêu cầu kỹ thuật:
– Mặt phải: Đường can thẳng, mặt vải phẳng, êm, không lộ mép vải.
– Mặt trái: Đường may cách đều mép gấp.
c. Ứng dụng:
– Đường can lộn dùng để may ống quần, đáy quần, sườn tay, sườn thân áo,… khi mép vải không được vắt sổ.
3. Đường may can cuốn phải
– Ký hiệu:
– Can cuốn phải là cách may bằng hai đường may ở mặt phải vải. Hai đường may này song song và cách đều nhau, mép vải được cuốn lại phía trong đường may.
a. Quy trình thực hiện:
– Đặt hai mặt trái vải vào nhau, mặt phải ra ngoài, mép vải lệch nhau 0,6÷0,8cm.

– Gấp mép mảnh vải ở dưới úp lên sát với mép mảnh vải ở trên.

– Úp mép vải vừa gấp xuống bàn máy, may đường thứ nhất cách đều mép gấp 0,5÷0,7cm.

– Mở hai mảnh vải ra, cạo sát đường may, cắt sửa mép vải, cuộn mép vải vào trong.

– May đường thứ hai sát mí, cách mép cuốn 0,1cm. Ở mặt phải vải có hai đường may cách đều nhau 0,4÷0,6cm.

b. Yêu cầu kỹ thuật:
– Đường may phẳng, chắc.
– Hai đường may cách đều nhau và có cỡ mũi may bằng nhau.
c. Ứng dụng:
– Đường can cuốn phải dùng để may quần đùi, quần pijama, quần bò, sơ mi nam…
Xem thêm: