Khi nói về phong cách thời trang punk, không thể không nhắc đến lịch sử của văn hóa punk cũng như những lĩnh vực nghệ thuật, âm nhạc khác mà punk có sức ảnh hưởng nặng.
Nội dung bài viết
Văn hóa punk từ thập niên 1970
Khi nói về phong cách thời trang punk, không thể không nhắc đến lịch sử của văn hóa punk cũng như những lĩnh vực nghệ thuật, âm nhạc khác mà punk có sức ảnh hưởng nặng.
Punk lần đầu tiên nổi lên vào giữa những năm 1970 ở London như một phong trào vô chính phủ. Về mặt căn bản, văn hóa punk ủng hộ phương châm tự do ngôn luận. Chính vì punk là một văn hóa chống đối sự đàn áp nói chung nên thời trang punk luôn mang cái nhìn gai góc, hô khẩu hiệu. Các thành phần nghèo khổ như sinh viên hay người thu nhập thấp cắt xẻ quần áo cũ từ các cửa hàng từ thiện để gây chú ý và tạo thành thời trang punk.
“Nữ hoàng tóc đỏ” Vivienne Westwood từng nói: “Khi nhắc tới phong cách punk, chúng ta nhắc đến tất cả những gì có thể tạo nên một con đười ươi thành thị – một cuộc nổi loạn.” Thời trang punk mang ảnh hưởng và nhiệm vụ thay đổi những bất công của thời đại.
Càng về sau văn hóa punk càng mất đi tính chính trị ban đầu. Sau khi punk đã trở thành một xu hướng chính thống, những người chọn phong cách này có thể không ủng hộ tính chính trị của punk mà chỉ đơn giản là yêu thích sự nổi loạn của trang phục punk.
Yếu tố của phong cách thời trang punk
Do punk là văn hóa nổi loạn, thời trang punk thường sử dụng những yếu tố văn hóa truyền thống rồi cắt xén và sửa đổi theo cách mới.
Lấy ví dụ như họa tiết tartan, biểu tượng của 12 dòng họ lâu đời ở Scotland và tượng trưng cho quyền lực gia phả ở Anh Quốc. Thời trang punk đã mang ô vuông caro vào những chiếc váy được cắt ngắn hết cỡ, điểm xuyết với ghim sắt và các phụ kiện da mang hơi hướm BDSM, nhằm phản đối quyền lực này.
Những năm 1980, những chiếc áo in khẩu hiệu đả đảo, áo khoác da bắt đầu được ưa chuộng .
Đặc điểm của phụ kiện và makeup kiểu punk
Một bộ trang phục sẽ không thể mang phong cách punk nếu thiếu các phụ kiện “hầm hố” như: ghim cài áo, đinh tán, xích sắt, quần vớ rách nát và khuyên tai bạc to bản.
Khuôn mặt phải được makeup với eyeliner màu tối như đen và tím, má đánh tái nhợt và môi tô đậm. Tóc thường được đánh rối và nhuộm những màu sắc sáng, không tự nhiên, với kiểu đầu mohawk đặc trưng. Đôi khi các tín đồ thời trang punk đường phố còn cắt ngắn hoặc thậm chí là cạo trọc đầu.
Những phân nhánh của văn hóa nổi loạn
Văn hóa punk có nhiều phân nhánh nhỏ, được phân biệt theo trang phục chủ đạo của nhóm. Những phân nhánh này có thể khác nhau hoàn toàn. Nên khi nói về trang phục punk, có lúc ta phải phân biệt rõ giữa các văn hóa con này.
Một phân khúc của thời trang punk khá nổi tiếng là Street punk – thời trang punk đường phố. Một set trang phục theo phong cách này thường gồm quần hoặc áo chất liệu da hoặc denim, kết đinh tán, đi kèm các phụ kiện hầm hố như dây xích và giày bốt kiểu quân đội. Áo khoác thường đính các miếng patch hoặc in các logo thể hiện gu âm nhạc hay quan điểm chính trị.
Hai phân nhánh phụ khác nổi trội khác của punk là Celtic punk và Glam punk. Vào đầu những năm 1970, phong cách Glam punk phổ biến ở cách trang điểm lấp lánh, lưỡng tính, tóc nhuộm sáng, trang phục da khiêu khích, vải thun hoặc satin màu ánh kim đúng như tên gọi của nó. Trong khi đó, Celtic punk hướng trọng tâm vào họa tiết sọc ca rô đỏ như chiếc váy truyền thống của đàn ông Scotland.
Các bạn có thể tham khảo thêm :