Maya DIY
  • Đăng nhập
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Về chúng tôi
    • Chính sách bảo mật
    • Chính sách đổi trả
    • Chính sách mua hàng
  • Khoá học
  • Shop
  • Blog
  • Liên hệ
  • 0
Maya DIY
No Result
View All Result

HIỂU VỀ CÁC THUẬT NGỮ TRONG THỜI TRANG TÁI CHẾ: RECYCLE VS UPCYCLE

bởi Nguyen Bao Kim
14/03/2021
trong Uncategorized
Share on FacebookShare on Twitter

Thời trang tái chế là một khía cạnh chính của thời trang bền vững

Áo thun làm từ chất liệu cotton tái chế của Marine Layer, thương hiệu thời trang thân thiện với môi trường từ San Francisco, Mỹ. Ảnh: Marine Layer
Áo thun làm từ chất liệu cotton tái chế của Marine Layer, thương hiệu thời trang thân thiện với môi trường từ San Francisco, Mỹ. Ảnh: Marine Layer

Ngành thời trang là một trong những công nghiệp gây ô nhiễm thế giới nhất. Ô nhiễm vì lượng rác thải đổ ra các bãi rác hàng năm. Ô nhiễm vì những chất nhuộm màu vải, hóa chất xử lý chất liệu rơi vào nguồn nước. Kiệt quệ tài nguyên thiên nhiên quan trọng cho sức khỏe con người – chính là nguồn nước sạch.

Vì lý do này, các nhà mốt lớn, cũng như các nhà thiết kế trẻ, đang tìm cách thay đổi. Bạn sẽ thấy trong các bộ sưu tập mới ngày càng bao gồm những cụm từ như: thời trang xanh, phát triển bền vững, chất liệu vải thân thiện với môi trường… Đây là những đường hướng phát triển giúp giảm thiểu sự ô nhiễm của thời trang đối với Trái đất.

Một khía cạnh phát triển bền vững, cho ngành thời trang, chính là sử dụng chất liệu tái chế. Vậy, bạn hiểu gì về thời trang tái chế?

Nội dung bài viết

  • 1 Vì sao cần tái chế hàng thời trang?
  • 2 Thời trang upcycle là gì?
  • 3 Thời trang recycle là gì?
  • 4 Chất lượng của thời trang tái chế
    • 4.1 Cotton tái chế
    • 4.2 Polyester tái chế
    • 4.3 Len tái chế

Vì sao cần tái chế hàng thời trang?

Phim tài liệu The True Cost nói về những gánh nặng của ngành thời trang đối với môi trường

Chúng ta ai chẳng thích mua đồ mới. Vì sự xuất hiện của các xu hướng mới, vì hình dáng cơ thể thay đổi hay vì gu thời trang của chúng ta biến chuyển. Những trang phục cũ không còn phù hợp với tủ đồ bị chúng ta loại bỏ.

Ước tính, có 150 triệu tấn trang phục và giày dép bị vứt đi hay hủy bỏ hàng năm. 85% bị lấp vào các bãi rác thải h0ặc bị đốt. Đây là một thực trạng thật phí phạm về mặt tài nguyên. Phí phạm nguyên liệu để sản xuất món hàng thời trang ấy, cũng như phí phạm công sức vận chuyển nó qua lại.

Những trang phục lỗi mốt này hoàn toàn có thể được tái sử dụng để tạo nên trang phục mới. Theo một báo cáo từ H&M, 95% lượng trang phục vứt đi hàng năm phù hợp để tái chế.

Có ba thể loại tái chế trong thời trang: Hàng second-hand, hàng upcycle, và hàng recycle.

Những trang phục còn đủ tốt, không hư hỏng, có thể được bán ra dưới thị trường hàng second-hand. Đây cũng là nơi chúng ta có thể tìm trang phục phong cách vintage, retro, vì các trang phục thực sự được sản xuất từ những thập niên xưa cũ.

Còn hai dạng thời trang upcycle và recycle sẽ được chuyển về các xưởng để được “mông má”, tân trang.

Thời trang upcycle là gì?

Upcycle là khi toàn bộ trang phục, hoặc một phần của trang phục, có thể được sử dụng để biến hóa thành một món đồ hữu dụng khác. Biến áo khoác thành chân váy, cắt quần jeans ống dài thành quần short denim, hay thậm chí biến áo thun thành giẻ lau nhà. Đây đều là những ví dụ của thời trang tái chế dạng upcycle.

Cho thể loại tái chế upcycle, nhà thiết kế sẽ chọn các trang phục có nhiều vải, ren, hoặc mảng chất liệu lớn còn nguyên vẹn, không bị dơ bẩn hay mối mọt. Họ sẽ tách vải khỏi trang phục cũ. Có thể mang nhuộm lại, nếu cần. Rồi dùng để may sản phẩm mới.

Thời trang recycle là gì?

Các loại cotton khi tái chế được chia ra theo màu, rồi cắt vụn ra thành bông. Bông này có thể dùng để nhồi trang phục, hay xe sợi, dệt vải mới. Ảnh: Cotton Incorporated/Blue Jeans Go Green

Nếu sản phẩm bị bỏ đi không đủ nguyên vẹn để upcycle, nhưng nó được làm bằng một chất liệu có thể được cứu vãn, dùng để dệt nên chất liệu mới, thì nó sẽ rơi vào nhóm thời trang recycle.

Những chất liệu như cotton và polyester-cotton mix, len, vải lanh (linen), viscose… sẽ được đưa vào máy cắt, xé nhỏ thành từng mảng, đánh tơi ra thành bông. Có loại sẽ được dùng để nhồi áo phao, mền bông. Có loại thì được đưa đi các nhà máy dệt vải để dệt nên những khổ vải mới.

Ngoài trang phục cũ, ngành thời trang còn có thể sử dụng polyester tái chế từ chai nhựa PET hay nylon cũ từ lưới đánh cá. Sợi polyester tái chế thường được dùng cho các mặt hàng thời trang thể thao – đặc biệt là áo khoác phao, áo gió, hay legging. Một ví dụ là sợi Econyl được các nhà mốt Prada, Burberry sử dụng.

Chất lượng của thời trang tái chế

Câu hỏi nhiều người đặt ra là: vì sao thời trang tái chế thân thiện hơn cho môi trường, và chất lượng nó ra sao. Harper’s Bazaar sẽ lấy ví dụ thông qua ba chất liệu thời trang thông dụng nhất: Cotton, sợi tổng hợp gốc dầu mỏ, và len.

Cotton tái chế

Thân thiện với môi trường vì: Không hao tốn nguồn nước sạch. Cotton là loại thực vật tốn rất nhiều nước sạch để trồng. Theo WWF, nhà sản xuất cần 20,000 lít nước sạch chỉ để sản xuất 1kg bông gòn. Lượng bông gòn này chỉ đủ làm nên một chiếc áo thun và một chiếc quần jeans! Vì vậy, tăng cường sử dụng cotton tái chế sẽ giúp bảo tồn lượng nước sạch của Trái đất.

Chất lượng của cotton tái chế: Theo hiệp hội bông gòn Cotton Works, khi trang phục bằng vải cotton được xé nhỏ ra để chuẩn bị dệt nên vải mới, sợi bông bị cắt nhỏ lại. Nên nó sẽ không chắc chắn như loại sợi cotton gin. Ưu điểm là sợi vải vô cùng mềm, rất tốt để làm áo thun, sweatshirt êm ái. Nhược điểm là không phù hợp cho những sản phẩm cần chất liệu cứng cáp hơn, như quần jeans.

Hướng phát triển tương lai: Năm 2016, Levi’s, thương hiệu thời trang denim hàng đầu thế giới, đã tìm ra giải pháp tái chế cotton hiệu quả hơn. Đó là sử dụng dung môi hòa tan sợi cotton thành cellulose, sau đó xoắn sợi cotton mới trước khi dệt vải. Phương thức gần giống với cách sản xuất viscose/Tencel. Phương pháp này cho ra sợi vải tương đối cứng cáp hơn.

Polyester tái chế

Vải Polyester là gì? “Tất tần tật” điều cần biết về vải Polyester

Thân thiện với môi trường vì: Không cần phải khoan lấy dầu mỏ mới; có thể giúp xử lý lượng rác thải nhựa trôi nổi trên biển; và không tiêu tốn năng lượng tương tự trong khâu sản xuất. Ước tính, chất liệu polyester tái chế chỉ cần 59% năng lượng để sản xuất, khi so sánh với polyester gin.

Chất lượng của polyester tái chế: Fashion United ghi nhận, về mặt chất lượng, do là sợi tổng hợp nên polyester tái chế chất lượng hoàn toàn tương đồng với hàng polyester gin. Những món đồ thể thao làm từ polyester tái chế có độ co dãn, độ bền chẳng kém. Tuy nhiên, điều đáng nói là sợi tổng hợp không thể được tái chế vĩnh viễn. Mỗi lần được tái chế, sợi tổng hợp lại mất đi một chút chất lượng. Vì vậy, tuy ngành thời trang có thể giúp tái chế các loại chai nhựa, nhưng lại khó tái chế chính những mặt hàng chứa sợi tổng hợp hiện tại.

Hướng phát triển tương lai: Ngành thời trang sẽ tiếp tục nghiên cứu các giải pháp tái chế sản phẩm chứa sợi tổng hợp. Ngoài ra, tìm đến những chất liệu có thể thay thế polyester.

Len tái chế

Thân thiện với môi trường vì: Giảm thiểu tài nguyên cần thiết trong việc chăn nuôi gia súc; cắt giảm ô nhiễm môi trường do phân thải của động vật tại khu vực chăn nuôi.

Chất lượng của len tái chế: Len cừu non (virgin wool), tức lớp lông đầu tiên được thu hoạch của cừu non, là loại mềm nhất. Khi được tái chế, sợi len có thể trở nên thô và xù xì hơn, không mềm bằng. Ngoài ra, tương tự như cotton tái chế, sợi len cũng bị cắt nhỏ lại. Vì vậy, len tái chế có thể không bền bằng len mới.

Tuy nhiên: Từ xa xưa, len đã là thứ chất liệu được tái chế liên tục. Đặc biệt là trong giai đoạn Thế chiến I và II, khi chất liệu vải khan hiếm và len được ưu tiên sử dụng cho quân đội. Len tái chế là chất liệu phù hợp cho các loại áo khoác giữ ấm, vì chúng không yêu cầu giặt giũ nhiều, và không tiếp xúc trực tiếp với cơ thể gây ngứa ngáy.

Nhãn: recycletái chếthời trangupcycle
Nguyen Bao Kim

Nguyen Bao Kim

Liên quan: Bài viết

Hành Trình Yêu Thương: Từ Maya DIY Đến Vùng Cao Tây Nguyên

03/02/2025

CÓ BAO NHIÊU LOẠI CORSET? KHÁM PHÁ CÁC KIỂU DÁNG CORSET PHỔ BIẾN HIỆN NAY

11/09/2024

CORSET LÀ GÌ

02/09/2024

Quà tặng nhân dịp 20/10 dành cho chị em đam mê may vá nội y

07/10/2021
Next Post

CÔNG CUỘC CHINH PHỤC THẾ GIỚI CỦA BIKINI

Phong cách thời trang High teen: Khi cổ điển giao thoa với hiện đại

Phong cách thời trang High teen: Khi cổ điển giao thoa với hiện đại

Phong cách thời trang Y2K – Sự trở lại của một thời hoàng kim

Phong cách thời trang Y2K – Sự trở lại của một thời hoàng kim

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Maya DIY

Maya mang đến các kiến thức từ cơ bản tới nâng cao trong ngành thiết kế nội y. Cập nhật tin tức mới nhất trong ngành thiết kế.

Theo dõi

    The Instagram Access Token is expired, Go to the Customizer > JNews : Social, Like & View > Instagram Feed Setting, to to refresh it.
  • Trang chủ
  • Khoá học
  • Chính sách bảo mật
  • Chính sách đổi trả
  • Chính sách mua hàng
  • Liên hệ

© 2021 MayaDIY - Khéo tay may vá
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ MAYA DIY
Địa chỉ: Nhà số 3 lô 1D, đường Trung Yên 11C , khu đô thị Trung Yên, phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
GCNĐKDN số: 0109713672 được cấp lần đầu ngày 21/07/2021 bởi Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Về chúng tôi
    • Chính sách bảo mật
    • Chính sách đổi trả
    • Chính sách mua hàng
  • Khoá học
  • Shop
  • Blog
  • Liên hệ

© 2021 MayaDIY - Khéo tay may vá
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ MAYA DIY
Địa chỉ: Nhà số 3 lô 1D, đường Trung Yên 11C , khu đô thị Trung Yên, phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
GCNĐKDN số: 0109713672 được cấp lần đầu ngày 21/07/2021 bởi Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Create New Account!

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In