Mặc dù đã được nghiên cứu trong vòng 30 năm trở lại đây, tuy nhiên Widmaier và các cộng sự là một trong số ít nhóm nghiên cứu đã đạt được thành công trong sản xuất sợi sinh học từ tơ nhện. Một trong những vấn đề gặp phải khi chế tạo vật liệu từ tơ nhện trên quy mô công nghiệp là các con nhện có thể ăn thịt nhau trong quá trình phát triển và sinh sản. Thay vì thu hoạch tơ từ những con nhện, các chuyên gia của công ty Bolt Thread đã lấy mẫu DNA có khả năng sao chép sợi protein và biến chúng thành các men chức năng, có thể được nuôi cấy hàng loạt và phát triển với tốc độ nhanh. Mỗi chấm trắng trong hình trên đĩa môi trường nuôi cấy dưới đây tương ứng với ít nhất một tế bào men có khả năng nhân đôi trong vòng 4 giờ.
Nhờ nuôi cấy các men biến tính trong môi trường dinh dưỡng chứa nước, đường và muối, Bolt Threads đã phát triển một chu trình khép kín sản xuất sợi có cấu trúc giống tơ nhện mà không sử dụng hóa chất có nguồn gốc từ chế biến dầu khí cũng như diện tích và khối lượng lớn đất, nước, phân bón cùng với thuốc trừ sâu như trong quá trình sản xuất vải sợi truyền thống. Chiếc váy vàng dưới đây là sản phẩm từ vải sợi có nguồn gốc tơ nhện được nhà thiết kế Stella McCartney thiết kế và trình diễn trong bộ sưu tập thời trang của cô vào năm 2017.
Ngoài ứng dụng trong thời trang, sợi sinh học làm từ tơ nhện có nhiều tiềm năng ứng dụng khác như trong y học và mỹ phẩm nhờ khả năng giữ độ ẩm và bảo vệ, giúp da phát triển và lành nhanh.
Bolt Threads không phải là công ty duy nhất sản xuất vải sợi có nguồn gốc tơ nhện. Spiber một công ty của Nhật đã cộng tác với The North Face và Goldwin trong việc ứng dụng chất liệu này vào sản xuất áo khoác giữ nhiệt (jackets). Ngoài ra, tại Đức, AMSilk đã cộng tác với Adidas trong sản xuất giày thể thao từ vật liệu có nguồn gốc tơ nhện.
Xem thêm